Glutathione có trong thực phẩm nào? Lời giải đáp với hội chị em mê làm đẹp đã nghe qua và tìm hiểu về nhân tố “thần thánh” này. Từ đó chúng ta hoàn toàn có thể bổ sung một cách tự nhiên thông qua nguồn thực phẩm giàuGlutathione. Mỹ Phẩm Bora Hàn Quốc cùng bạn chi tiết nhất qua chia sẻ sau. Điểm qua những loại thực phẩm chứa nhiều glutathione sau đây:
Glutathione là gì?
Glutathione được viết tắt là GSH, đây là chất có mặt trong tất cả các tế bào động vật, và được tìm thấy trong hoa quả, rau và thịt là chất tripeptide nội sinh. Glutathione được tổng hợp từ tế bào bằng 3 amin đó là Cysteine, Glutamic và Glycine.
Mỗi tế bào của cơ thể để khỏe mạnh hơn đều cần phải có Glutathione, đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất. Glutathione đóng vai trò như một nam châm để hút lấy các gốc tự do, kim loại nặng và độc tố hấp thụ mỗi ngày qua da, thực phẩm, hơi thở, nước uống để kích thích đào thải chúng ra ngoài cơ thể.
Glutathione được cơ thể tự sản sinh ra, không chỉ vậy mà còn tái chế được nó. Khi không tái chế được Glutathione thì lúc này cơ thể đang quá tải với chất độc, làm vỡ cân bằng sẵn có.
Vai trò của Glutathione trong cơ thể
Glutathione là một loại chất chống oxy hóa và giải độc cơ thể hiệu quả. Các loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường sản xuất Glutathione giúp cơ thể chúng ta tự loại bỏ kim loại nặng, hóa chất và các chất độc hại khác.
Glutathione đóng ít nhất 8 vai trò cơ bản trong những phản ứng chuyển hóa và sinh hóa bao gồm:
Glutathione đóng ít nhất 8 vai trò cơ bản trong những phản ứng chuyển hóa và sinh hóa bao gồm:
Tổng hợp và sửa chữa cấu trúc DNA
Tổng hợp nên protein
Tổng hợp prostaglandin (kiểm soát sự co thắt hoặc giãn nở của các cơ, trơn mạch máu và nhiều chức năng sống khác)
Vận chuyển axit amin và hoạt hóa các loại enzym trong cơ thể
Duy trì các chất chống oxy hóa khác như Vitamin C và E ở dạng hoạt động của chúng
Điều chỉnh (điều chỉnh) phản ứng miễn dịch thích hợp
Tăng cường sự hiện diện của các tế bào lympho trong cơ thể (tế bào T, tế bào B và tế bào sát thủ tự nhiên) đồng thời cải thiện hiệu quả của chúng
Điều chỉnh quá trình hình thành apoptosis (cái chết của các tế bào xảy ra như một phần bình thường và được kiểm soát của sự tăng trưởng hoặc phát triển của hệ thống sinh vật.)
Do đó, mọi hệ thống trong cơ thể đều bị ảnh hưởng khá mạnh bởi mức độ glutathione, đặc biệt là hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và kể cả hệ hô hấp.
Trong các thí nghiệm của những nhà khoa học trên cơ thể động vật, việc tăng cường bổ sung thêm glutathione làm tăng thêm tuổi thọ khoảng 40%. Tuy nhiên, cơ thể càng chứa nhiều chất độc hại thì lượng Glutathione trong cơ thể càng suy giảm nhanh chóng.
Công dụng của Glutathione – Glutathione có trong thực phẩm nào?
Như chúng ta đã biết, khi nhắc tới Glutathione, người ta nghĩ ngay đến công dụng làm đẹp của dưỡng chất này. Vì vậy, tác dụng đầu tiên của Glutathione phải kể đến là chống lão hóa da một cách hoàn hảo. Glutathione được xem như một chiến binh bảo vệ các tế bào. Bằng cách chống lại thiệt hại bức xạ có thể xảy ra ở da, võng mạc, giác mạc, Glutathione giúp làm trì hoãn các dấu hiệu lão hóa. Glutathione có trong thực phẩm nào?
Chống lão hóa – Glutathione có trong thực phẩm nào?
Glutathione có tác dụng chống lão hóa da hiệu quả
Thêm vào đó, do sự sản sinh ồ ạt của các gốc tự do, cơ thể chúng ta trở nên lão hóa nhanh, Glutathione giúp trung hòa các gốc tự do. Lượng Glutathione nhanh chóng suy giảm khi bước vào độ tuổi 20, tùy thuộc vào việc chúng ta phải tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại, ô nhiễm hay không. Vì vậy, nhằm làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên cũng như lão hóa do tác động môi trường, giúp chúng ta trông trẻ trung, đầy sức sống, cần duy trì lượng Glutathione đầy đủ trong cơ thể.
Bên cạnh công dụng làm đẹp, Glutathione còn có nhiều tác dụng khác như: đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu chúng ta không loại bỏ các gốc tự do có hại và chất độc đến từ thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, ô nhiễm không khí và vô số mối nguy hại khác, quá trình lão hóa sẽ tăng nhanh và khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn khi một số bệnh xuất hiện. Trong khi đó, bài tiết các chất độc, các gốc tự do và các kim loại nặng ra khỏi cơ thể là chức năng của Glutathione. Hay nói cách khác, Glutathione hoạt động như một lá chắn bảo vệ cơ thể và giúp cơ thể thải các loại độc tố ra ngoài. – Glutathione có trong thực phẩm nào?
Glutathione giúp bạn giảm stress và tái sinh năng lượng. Bằng cách bổ sung Glutathione từ chế độ ăn uống, chúng ta có thể giúp giảm bớt những ảnh hưởng của stress. Glutathione còn giúp bạn có được giấc ngủ tốt hơn vào ban đêm, vì vậy, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn và năng suất lao động tăng lên. Thêm vào đó, cơ thể bạn có thể phục hồi từ các hoạt động mất nhiều sức lực như luyện tập chuyên nghiệp thể thao, lao động tay chân nặng nhọc…. khi duy trì một mức độ cao Glutathione nhờ tác dụng giảm khó chịu nơi cơ bắp của Glutathione.
Ngoài các tác dụng trên Glutathione còn tăng cường hệ miễn dịch. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng, mức độ Glutathione sụt giảm có liên quan chặt chẽ đến việc bạn bị bệnh, có thể thấy rõ những điều này ở những bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư, hay ở những bệnh ít nghiêm trọng hơn như bệnh cúm, ho hoặc các bệnh thông thường khác. Chúng ta sẽ giảm được tác hại của virus và vi khuẩn khi lượng Glutathione trong cơ thể được duy trì ở mức độ cao.
Glutathione có trong thực phẩm nào là nhiều nhất?
Gan bò hoặc thịt và nội tạng động vật – Glutathione có trong thực phẩm nào?
Gan bò cùng thịt và nội tạng động vật chứa nguồn lưu huỳnh (sulfur), axit alpha-lipoic (ALA) tham gia vào quá trình phục hồi, tăng sinh glutathione tự nhiên. Từ đó đảm bảo lượng glutathione cũng như tác động với cơ thể ở mức tốt nhất.
Ngoài ra trong gan bò còn chứa lượng selen cần thiết, một trong những nguyên tố vi lượng góp mặt trong quá trình tăng miễn dịch, điều trị, chống lại các tác nhân gây bệnh đặc biệt là tim mạch, gan, đái tháo đường, ung thư.
Chiết xuất từ cây kế sữa – Glutathione có trong thực phẩm nào?
Cây kế sữa thực sự đã được sử dụng trong hơn 2.000 năm qua với hàng trăm công dụng khác nhau và một trong số đó là bổ sung Glutathione. Cây kế sữa có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải và có họ hàng là thực vật Asteraceae, cũng bao gồm các loại cây khác như hoa hướng dương và hoa cúc. Bác sĩ và nhà thực vật học người Hy Lạp Dioscorides là người đầu tiên mô tả các đặc tính chữa bệnh của cây kế sữa vào năm 40 sau Công nguyên
Cây kế sữa được đặt tên từ nước ép trắng đục chảy ra từ lá cây khi chúng bị nghiền nát. Lá thật của cây cũng có hoa văn màu trắng lốm đốm khiến chúng trông như thể chúng được nhúng trong sữa.
Cùng với hoạt chất chính silymarin có trong kế sữa có khả năng kích thích tăng sinh glutathione tự nhiên trong cơ thể, từ đó tăng cường, phục hồi chức năng gan. Đồng thời tăng chức năng hệ miễn dịch nhờ vào lượng glutathione tăng sinh từ chính dược liệu này.